Mr. Truong Nguyen
Cuối cùng, lời khuyên của tôi tới các startup cần tỉnh táo để luôn nhìn ra xu hướng của thị trường và xu hướng phát triển tương lai.
Luôn luôn ăn ngủ và quan tâm theo sát sản phẩm thì mới có thể tạo ra những thành công lớn.Thứ ba là đi theo bản năng của mình một cách tỉnh táo thì sẽ đạt được nhiều thành công.
Anh có lời khuyên nào cho các start up trẻ bây giờ trên con đường thành công của mình không?
A#12:
Mr. Truong Nguyen
Khi thuyết phục nhà đầu tư thì cần show ra những mỗi quan hệ lớn, có giá trị để tăng giá trị của bản thân: Có mối quan hệ luôn là rất tốt nhưng vấn đề là mối quan hệ có đem lại giá trị không? Có phải là một yếu tố quan trọng khi tạo ra giá trị thành công hay không?
Q#12: Start up nên sử dụng những mối quan hệ như thế nào để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp của mình?
A#11:
Mr. Truong Nguyen
Định hướng của IDG: vẫn là công nghệ, truyền thông, internet. IDG không hạn chế về luồng ý tưởng. Startup tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu sản phẩm phù hợp. Khó có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể mà điều quan trọng là mọi người cần tiếp tục đào sâu và tìm kiếm.
Xu hướng mới cần được đón đầu nhưng cần lưu ý sp có phù hợp với thị trường VN như mobile hóa- chưa có nhiều mô hình, cá nhân hóa, định nghĩa lại về mạng xã hội và social media - mảng này đang diễn ra phong phú, có nhiều mô hình kinh doanh mới nên sẽ có nhiều tiềm năng khai thác, truyền thông hợp nhất... Ở nước ngoài, các bạn có thể đi sâu, tạo những sản phẩm mang tính toàn cầu nhưng ở Việt Nam cần quan tâm đến tính quy mô của thị trường, cẩn tạo ra một thị trường đủ rộng để hoạt động.
Q#11: IDG mong muốn đầu tư vào những sản phầm nào? IDG mong muốn nhìn thấy những xu hướng mới nào trong các start up sau này?
A#10:
Mr. Truong Nguyen
Tài chính của một startup thực ra không quá phức tạp. Người founder mà có sự thông minh hay bản năng tự nhiên của việc xây dựng sản phẩm hoàn toàn có khả năng tinh toán tài chính,thu chi của sản phẩm của mình. Điều mà các startup hay gặp vấn đề là các chuẩn về tài chính,kế toán của thị trường mà startup không rõ ràng hay chưa có kinh nghiệm lắm. Vì thế cần có đội ngũ tài chính kế toán tốt và nắm vững các mặt tài chính cơ bản. Tuy nhiên founder phải khá kĩ và chi tiết và tỉnh táo về mảng này với sự support của người có chuyên môn.Đặc biệt là các giai đoạn biến chuyển như từ vòng A sang vòng B,cần có tài chính vững hơn rất nhiều.
Q#10: Anh đánh giá thế nào về khả năng quản lý tài chính của các Startup Việt Nam ? anh có nghĩ các Startup cần có founder mảng tài chính bên cạnh Founder kỹ thuật và Founder sale marketing ?
A#9:
Mr. Truong Nguyen
Với kinh doanh, mỗi ngày là một câu chuyện mới. 70 tuổi vẫn có thể ít kinh nghiệm như người 27 tuổi. Vì thế,mặc dù kinh nghiệm có thể là quan trọng nhưng điểm cốt lõi nằm ở giá trị sản phẩm. Kinh nghiệm nhiều nhưng sản phẩm khó thành công, hoặc kinh nghiệm không phù hợp với sản phẩm thì con đường thành công sẽ rất xa. Nhiều startup không có nhiều kinh nghiệm nhưng với một sản phẩm tuyệt vời sẽ có thể đạt được nhiều bước tiến đáng nể. ( ví dụ như Yahoo, kinh nghiệm không thể giúp họ khi sản phẩm của họ không còn bắt kịp với thời đại)
Thực tế,50% startup đến với IDG là rất trẻ, và hầu hết những con người như thế không có quá nhiều kinh nghiệm về quản lí. Tuy nhiên với sự quyết tâm theo đuổi đến cùng,họ vẫn có thể tạo những bước tiến rõ rệt. Điều tôi ấn tượng nhất là sự ĐAM MÊ và KIÊN ĐỊNH của những con người như vậy.
Q#9: Trong các dự án được IDG đầu tư có dự án nào do các Founder còn trẻ (dưới 27 tuổi) và ít kinh nghiệm thực hiện không ? Anh có thể chia sẻ lại những ấn tượng của mình về những start up trẻ tuổi này? Ngoài ra anh có lời khuyên nào cho những founder trẻ tuổi?
A#8:
Mr. Truong Nguyen:
Cách chuẩn bị bạn kế hoạch kinh doanh để gọi được vốn: Có nhiều template, người doanh nhân trước hết cần chủ động. Nhà đầu tư đã nhìn rất nhiều bản kinh doanh dù dày đến mấy trăm trang thì họ cũng chỉ cần 5-10p để hiểu. Họ sẽ đánh giá cao khi bản kế hoạch kinh doanh nói rõ về sản phẩm, thông số thị trường, khách hàng, mô hình kinh doanh, những số liệu chính xác.
Yếu tố cơ bản đầu tiên các startup cần chú trọng trong bản kế hoạch kinh doanh: luôn là sản phẩm. Hai - thị trường. Thị trường của mình là gì, có khả năng kiếm tiền ở đâu. Mô hình kinh doanh là gì? Ước lượng thị trường.
Yếu tố thứ tư là lượng hóa nó. Hầu hết lượng hóa của các startup là không chính xác. Mặc dù tính thì sẽ sai nhưng việc tính toán là vô cùng quan trọng để nhà đầu tư có thể nhìn ra điểm sai và có thể giúp bạn có những lời khuyên hợp lí. Nhà đầu tư sẽ giúp startups tìm ra những lỗi sai, số liệu nào cần chỉnh, nhưng đừng quá chi tiết. Hãy để điều đó vào buổi gặp thứ 2,3. Yếu tố thứ năm là con người,đội ngũ,họ bao gồm những ai và có khả năng như thế nào.
Khi thuyết phục nhà đầu tư thì cần show ra những mỗi quan hệ lớn, có giá trị để tăng giá trị của bản thân: Đối với điều này, đó là một chuyện rất tốt nhưng vấn đề là mối quan hệ có đem lại giá trị không? Có phải là một yếu tố quan trọng khi tạo ra giá trị thành công hay không ? Rất nhiều TH mối quan hệ là rất tốt như nhiều startups có mạng lưới kính doanh, phân phối rất tốt. Mối quan hệ mang đến những lợi ích cụ thể như thế nào. Nhưng nhà đầu tư có thể biết mối quan hệ đó có thực mang đến lợi ích khi nghiên cứu.
Q#8: Cách chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh như thế nào để có thể raise fund? Có những yếu tố nào là quan trọng cần phải chú ý trong bản kế hoạch kinh doanh?
câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Châu, Hà Nội
A#7:
Mr. Truong Nguyen
Tỉ lệ gọi vốn thành công thường rất thấp,do hai yếu tố.
Thứ nhất, các ý tưởng luôn luôn sẵn có,vì vậy các startup đừng nghĩ rằng ý tưởng của mình là độc nhất.Cái quan trọng nhất là con người ( đây là nghệ thuật chứ không phải là khoa học). Nhà đầu tư sẽ sử dụng con mắt thứ ba để đánh giá con người và khả năng thành công của công ty.
Yếu tố hai là đôi khi dự án không phù hợp với thị trường. Mặc dù các sản phẩm mà mô hình kinh doanh ổn định và chắc chắn nhưng không được đầu tư bởi vì các mô hình và sản phẩm này không có tính đột phá. Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng xếp nhất nhì trên thị trường hẹp của mình. Hãy nhớ rằng không được đầu tư không có nghĩa là công ty hay sản phẩm chưa tốt. Không phải dự án, con người tồi mà nhà đầu tư muốn tìm kiến những startup phù hợp. Startup đừng sợ tỷ lệ thấp, mà hãy tiếp cận để thử thách chính bản thân, sản phẩm của chính mình. Nếu không làm gì thì sẽ không có gì xảy ra.
Q#7: Tỷ lệ % gọi vốn thành công là bao nhiêu? IDG có hỗ trợ gì để tăng % tỷ lệ gọi vốn thành công đó?
câu hỏi của bạn Trần Thị Huyền Trang, Đại học Hồng Bàng
A#6:
Mr. Truong Nguyen
Đặc điểm là trong ngành dotcom (công nghệ truyền thông) thì mối quan hệ giữa founder và nhà đầu tư là một mối quan hệ tối quan trọng. Phần lớn các mô hình thành công trên thế giới cần có sự góp mặt của nhà đầu tư,hiếm khi founder có thể tự lực cánh sinh từ đầu đến cuối. Điều này có nghĩa là quá trình đầu tư không chỉ diễn ra một lần mà diễn ra đến vài lần, đến cả giai đoạn lên sàn... Tính toán của doanh nghiệp khi chia sẻ cổ phần, mời đầu tư bao nhiêu đòi hỏi người founder phải tính toán kỹ, và vì thị trường luôn biến đổi rất nhanh nên bạn cần phải thật nhanh khi quyết định. Nếu bạn có sản phẩm không được đầu tư thì sản phẩm có thể là một sự lãng phí.
Có hai xu hướng: một bên thì rất e dè chia sẻ với IDG,một bên coi IDG gần như là một founder thứ hai cùng chia sẻ mọi việc. Tỉ lệ có thể lên đến 50%,nhưng thường thì mức độ chỉ là tầm 30%. Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp chia sẻ thì IDG lại khuyên là không cần thiết phải chia sẻ nhiều đến thế.
Các dotcom thành công không quan tâm đến số tiền mà quan tâm đến sản phẩm sẽ đem lại thành công gì trên thị trường. Nếu vòng đầu bạn hi sinh một lượng lớn cổ phần thì có thể vòng sau khi bạn đã ổn định bạn chỉ mất thêm một số cồ phần nho nhỏ. Lời khuyên của tôi là không có quá quan tâm đến con số,hãy chỉ lo lắng đến sản phẩm của mình.
Q#6: Lời khuyên về việc chia cổ phần cho các nhà đầu tư? Chia bao nhiêu % thì hợp lý? Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư rất kiên quyết đòi hỏi chia phần quá lớn trong miếng bánh lợi nhuận với start-up chưa đủ năng lực phân tích. Có nguyên tắc nào để startup bảo vệ bản thân và quyền lợi trong quan hệ với nhà đầu tư không?
câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Phúc
A#5:
Mr. Truong Nguyen
Ví dụ về web raovat ( lấy traffic để bán quảng cáo hay thu phí người đăng tin). Sau nhiều cuộc tranh luận,cuối cùng raovat đã phát triển như ngày hôm nay. Từ traffic đến kiếm tiền là một quá trình dài cần có sự hỗ trợ của nhà đầu tư tới doanh nghiệp
Một trường hợp khác là biến đổi hẳn mô hình kinh doanh, ví dụ một site lớn vốn kiếm tiền từ quảng cáo chuyển sang ecommerce khi có lượng người dùng trung thành. Đây là một quá trình biến đổi liên tục do sự tương tác của người doanh nhân với thị trường và sự tương tác của doanh nhân với nhà đầu tư để có thể tìm ra hướng đi hợp lí nhất,thống nhất cao.
Một quyết định sai có thể sửa được, nhưng nhiều sai thì sẽ mất sản phẩm, mất thị trường. Các startup có thể thành công thì cần phải quá trình tương tác gắn bó dài lâu với nhà đầu tư.. Bài học : các startup đến với nhà đầu tư cùng một sản phẩm có tiềm năng, thế nhưng để khiến nó trở nên thành công cần có sự tương tác và gắn bó chặt chẽ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Q#5: Hiện VC đánh giá thế nào về các dự án có thể mang lại lượng người dùng hàng tháng lớn nhưng lại chưa có hướng kiếm tiền rõ ràng (vd: các apps mạng xã hội, các trang reviews…)
câu hỏi của bạn Nguyễn Phương Lâm, Đại học Ngoại Thương
A#4:
Mr. Truong Nguyen
Startup ở gian đoạn sản phẩm chưa hoàn thiện mà được đầu tư tức là nhà đầu tư đã nhìn ra tiềm năng của sản phẩm,nhìn ra được để sản phẩm hoàn thiện và đưa ra thị trường cần mức đầu tư như thế nào. Vốn dĩ nhà đầu tư rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và họ dựa vào các tham số thị trường để biết khoảng đầu tư cần thiết cho startup trong giai đoạn đầu.
Ví dụ: có hai trường hợp về sản phẩm :
Sản phẩm chưa hoàn thiện (máy tìm kiếm, mạng xã hội): những sản phẩm như socbay,xalo,tamtay chưa hoàn thiện nhưng nhà đầu tư vẫn quyết định rót vốn vào,vì họ có khả năng và xác định rõ ràng thị trường của mình
Trường hợp thứ hai là khi nhà đầu tư đã có tầm nhìn là sản phẩm đầu tư có khả năng thay đổi phù hợp ( các website về diễn đàn,ví dụ như yeuamnhac và webtretho,dần trở thành một platform về âm nhạc hay chăm sóc trẻ con.) Khi này IDG là người hỗ trợ để biến đổi các sản phẩm đầu tiên trở thành sản phẩm có giá trị lâu dài trên thị trường.
Q#4: Một start up ở những giai đoạn đầu tiên, lúc đó sản phẩm chưa hoàn thiện, thì làm sao định giá được công ty đó và phương án đầu tư như thế nào?
A#3:
Mr. Truong Nguyen:
Trình tự thẩm định của IDG thường bao gồm ba bước chính
Bước 1: Engaging (tiếp cận,tìm hiểu ban đầu)
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quyết định 60% khả năng gọi vốn thành công của doanh nghiệp vì nhà đầu tư thường chỉ mất 30' để biết doanh nhân này có làm được việc lớn hay không, sản phẩm có khả quan hay không. Quá trình này có thể đòi hỏi thời gian lên đến vài ba tháng, doanh nghiệp phải tìm đến nhà đầu tư, và có mức độ cởi mở nhất định với nhà đầu tư mà họ tìm đến. Thời gian này doanh nghiệp cần có thể thể hiện được bản thân và nhà đầu tư sẽ nêu ra một vài thay đổi cần có.
Bước 2: Thẩm định
Khi nhà đầu tư xác định đây là một doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư, ta sẽ đến bước thứ 2. Nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu một loạt các thông tin để hiện tại và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp và khớp nhau hay không (3 tháng)
Bước 3: Đàm phán đầu tư (1-3 tháng)
Đưa ra các điều kiện ,điều khoản. Hai bên có sự trao đổi để đưa ra các hợp đồng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là lúc startup gặp gỡ với nhiều khái niệm mới. Vì vậy có thể nói đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Họ sẽ biết được nhà đầu tư mong muốn gì, và bản thân họ có thể phát triển như thế nào với sự giúp đỡ của nhà đầu tư.
Sau đó sẽ là giai đoạn quản lí đầu tư. Vậy 1 startup để nhận được đầu tư từ đầu đến lúc có hợp đồng sẽ mất khoảng 6 tháng,thậm chí có trường hợp lên đến cả năm vì đòi hỏi nhiều thay đổi vừa sửa chữa.
Q#3: Trình tự thẩm định một dự án của IDGs sẽ diễn ra như thế nào ? Thường nó sẽ kéo dài trong bao lâu?
A#2:
Mr. Truong Nguyen:
Cần nhìn vào nhà đầu tư muốn gì (founder và sản phẩm). Đó là hai yếu tố quan trọng đầu tiên mà nhà đầu tư nhìn vào. Như vậy, đối với startup,điều đầu tiên là cần có sự chắc chắn trong sản phẩm,định nghĩa và định hướng được thị trường,cách tiếp cận. Nhìn ra được sản phẩm dùng để làm gì,cho ai. Hiểu rõ về sản phẩm là điều quan trọng nhất.
Về mặt con người, lời khuyên là đến với đúng bản năng của mình,không nên cố gồng lên thể hiện mình là một con người nào đó khác. Chính bản năng,bản lĩnh của founder là cái nhà đầu tư nhìn vào để biết công ty có khả năng đi xa được hay không, và đó chính là điều thuyết phục nhà đầu tư. Đối với riêng anh Trường, anh đánh giá rất cao những người luôn là chính mình, như anh Nguyễn Ngọc Điệp CEO Vật giá. Anh Điệp đã đến với bản báo cáo tài chính với những tham số là tiếng nhật khi trình bày với các ventor người Mỹ, cách thức bản năng nhưng gây ấn tượng với nhà đầu tư. Khi đến tham quan môi trường làm việc của Vật giá, anh Trường thấy một căn nhà phố cổ chật hẹp chỉ hơn 10m2 nhưng được tận dụng làm việc cật lực với sự say mê của hơn 30 con người,họ thậm chí còn chẳng quan tâm đến nhà đầu tư đang đến quan sát họ. Một leader có khả năng truyền cảm hứng và một đội ngũ như vậy thực sự là điều ấn tượng nhà đầu tư.
Một yếu tố khác gây ấn tượng cho các nhà đầu tư là sự kiên trì. Hầu hết các startup thể hiện sự kiên định cao gây ấn tượng cho nhà đầu tư ( ví dụ EP,báo mới??, mất gần hai năm trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư: làm thế nào kiếm được nhiều khách hàng,traffic, giá trị cốt lõi...). Một điểm cần lưu ý với startup là đi theo bản năng,nhưng không đi một cách mù quáng, và phải minh chứng được bản năng của mình đang đi đúng hướng. Vì thị trường Việt Nam còn mới nên hãy yên tâm là còn nhiều cơ hội đến với các startup. Hãy quan tâm đến các mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường,đó là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này.
Q#2: Làm sao để thu hút được nhà đầu tư? Anh Trường có thể chia sẻ lại những start up đã từng gây ấn tượng với anh, và cách họ gây ấn tượng với anh như thế nào?
A#1: Mr. Truong Nguyen:
Startup thường có một số lỗi cơ bản khi gọi vốn như:
Lỗi thứ nhất: Các bạn thường đến với tâm thế mình có cả thế giới, coi sản phẩm của mình có thể làm mọi việc, xây dựng một hệ sinh thái vững chắc và xử lý nhiều việc lớn lao. Nhưng cái quan trọng của việc thành công là phải định nghĩa lại thế giới.
Lỗi thứ hai là không quan tâm đến thế giới nghĩ gì. Không biết liệu thế giới có cần sản phẩm hay không.
Lỗi thứ ba là sáng tạo lại bánh xe, đưa ra các sản phẩm và mô hình thiếu tính mới và sáng tạo. Mặc dù thực tế không đòi hỏi các mô hình thực sự mới nhưng luôn cần có nét sáng tạo và định hướng mới
Lỗi thứ tư thì lại là các startup quá mới dẫn đến trường hợp thậm chí còn không khả thi, khó có thể kiệm nghiệm và thuyết phục.
Lời khuyên đưa ra là cần lùi lại và nhìn lại các sản phẩm của mình,thực sự nhìn nhận xem bản thân có cái gì và không có cái gì, không nên quá đắm đuối với sản phẩm của mình. Cũng không nên quá hốt hoáng khi nhận ra bản thân còn nhiều thiếu sót. Cái quan trọng là có sự tự tin, và dám thể hiện những gì mình có với nhà đầu tư. Cần nhìn nhận lại bản thân kĩ lưỡng trước khi tiếp cận nhà đầu tư.
Q#1: Khi start up đến gọi vốn, những lỗi nào các start up hay gặp phải nhất? Anh Trường có lời khuyên gì cho start up trước khi đến gọi vốn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét