An lanh

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

14g 07 phút ngày 26 tháng 1 năm 2014

Thức đến 3g sáng đọc bài tử tù đợi tử hình, dưới là những đoạn tóm tắt: ông thấy sức khỏe mình giờ lại tốt hơn nhiều hồi còn căng đầu với thương trường như chiến trường, với những cuộc đãi đằng triền miên ngập ngụa trong bia rượu. “Nếu không vào tù, chắc tôi cũng gục vì đột quỵ tim mạch, huyết áp như nhiều bạn làm ăn khác rồi”   Từng ngán ngẩm tổ yến, vi cá, ở tù ông lại cảm nhận tận cùng sự ngon ngọt của tô canh rau muống nấu suông. Từng có hàng trăm triệu đô la trong tay mà ông đã hưởng thụ nó được bao nhiêu? Biệt thự thì người giúp việc ở nhiều hơn ông giám đốc đi sớm về trễ. Mercedes sang trọng cũng cho anh lái xe ngồi nhiều. Ngay những mâm sơn hào hải vị cũng dành phần lớn cho người dọn bàn... Ở đời, người đỉnh cao thành công hô hào mình vì người khác, thiên hạ còn suy nghĩ. Nhưng tâm sự của một tử tù từng 1.000 ngày đợi chết thì có thể tin rằng đó là trải nghiệm chân tình của tận cùng kiếp người. Liên Khui Thìn trải bày khi còn làm Epco ông đã nghĩ đến thương hiệu doanh nghiệp, đến hàng ngàn nhân viên, gia đình họ trông đợi vào “nồi cơm” công ty. Nhưng phải đến những đêm mất ngủ đợi ra pháp trường, ông mới “ngộ” đến tận xương tủy điều quý giá nhất của kiếp người là vì người khác. Thương trường như chiến trường, nhất là thời điểm bản lề tranh tối, tranh sáng, pháp luật còn quá nhiều kẽ hở. Lẽ đời chẳng mấy ai khởi nghiệp lại nghĩ mình sẽ lừa đảo, nhưng cạm bẫy luôn ở phía trước. Nếu chỉ nghĩ mục tiêu tiền-danh, sẽ rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy khắc nghiệt này! Tôi hỏi, đã từng vấp ngã, ông nghĩ sao về hiện trạng nhiều doanh nghiệp đang gục ngã? Ông nói: “Tôi nghĩ đầu tiên là yếu tố con người, những người không có hoài bão, lý tưởng, chỉ làm vì mục đích kiếm tiền. Nó là tiền đề của các sai phạm tham nhũng, lừa đảo... Nguyên nhân thứ hai là sự lãng phí quá lớn và hàng loạt từ vĩ mô đến vi mô, từ tài nguyên, tài sản vật chất đến con người, thời gian đã khiến tiêu hao năng lực phát triển bền vững. Thứ ba là thuộc tính nền kinh tế non trẻ. Dù gì kinh tế Việt Nam vẫn thiếu năng lực và kinh nghiệm cạnh tranh với các nước lớn. Nhiều “cái chết” doanh nghiệp là vì thuộc tính ấy. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ cá lớn thì nuốt được cá bé. Lịch sử tổ tiên cho thấy chính sức mạnh quật cường đã bật lên từ thế yếu, thế cùng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét