An lanh

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Giao lưu trực tuyến: Gọi vốn - Gọi thành công


  • Mr. Truong Nguyen

    Cuối cùng, lời khuyên của tôi tới các startup cần tỉnh táo để luôn nhìn ra xu hướng của thị trường và xu hướng phát triển tương lai.
    Luôn luôn ăn ngủ và quan tâm theo sát sản phẩm thì mới có thể tạo ra những thành công lớn.Thứ ba là đi theo bản năng của mình một cách tỉnh táo thì sẽ đạt được nhiều thành công.
    by kienvt 11:37 AM
  • Anh có lời khuyên nào cho các start up trẻ bây giờ trên con đường thành công của mình không?
    by kienvt 11:37 AM
  • A#12:

    Mr. Truong Nguyen

    Khi thuyết phục nhà đầu tư thì cần show ra những mỗi quan hệ lớn, có giá trị để tăng giá trị của bản thân: Có mối quan hệ luôn là rất tốt nhưng vấn đề là mối quan hệ có đem lại giá trị không? Có phải là một yếu tố quan trọng khi tạo ra giá trị thành công hay không?
    by kienvt 11:37 AM
  • Q#12: Start up nên sử dụng những mối quan hệ như thế nào để hỗ trợ quá trình khởi nghiệp của mình?
    by kienvt 11:36 AM
  • A#11:

    Mr. Truong Nguyen

    Định hướng của IDG: vẫn là công nghệ, truyền thông, internet. IDG không hạn chế về luồng ý tưởng. Startup tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu sản phẩm phù hợp. Khó có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể mà điều quan trọng là mọi người cần tiếp tục đào sâu và tìm kiếm.

    Xu hướng mới cần được đón đầu nhưng cần lưu ý sp có phù hợp với thị trường VN như mobile hóa- chưa có nhiều mô hình, cá nhân hóa, định nghĩa lại về mạng xã hội và social media - mảng này đang diễn ra phong phú, có nhiều mô hình kinh doanh mới nên sẽ có nhiều tiềm năng khai thác, truyền thông hợp nhất... Ở nước ngoài, các bạn có thể đi sâu, tạo những sản phẩm mang tính toàn cầu nhưng ở Việt Nam cần quan tâm đến tính quy mô của thị trường, cẩn tạo ra một thị trường đủ rộng để hoạt động.
    by kienvt 11:33 AM
  • Q#11: IDG mong muốn đầu tư vào những sản phầm nào? IDG mong muốn nhìn thấy những xu hướng mới nào trong các start up sau này?
    by kienvt 11:33 AM
  • A#10:

    Mr. Truong Nguyen

    Tài chính của một startup thực ra không quá phức tạp. Người founder mà có sự thông minh hay bản năng tự nhiên của việc xây dựng sản phẩm hoàn toàn có khả năng tinh toán tài chính,thu chi của sản phẩm của mình. Điều mà các startup hay gặp vấn đề là các chuẩn về tài chính,kế toán của thị trường mà startup không rõ ràng hay chưa có kinh nghiệm lắm. Vì thế cần có đội ngũ tài chính kế toán tốt và nắm vững các mặt tài chính cơ bản. Tuy nhiên founder phải khá kĩ và chi tiết và tỉnh táo về mảng này với sự support của người có chuyên môn.Đặc biệt là các giai đoạn biến chuyển như từ vòng A sang vòng B,cần có tài chính vững hơn rất nhiều.
    by kienvt 11:32 AM
  • Q#10: Anh đánh giá thế nào về khả năng quản lý tài chính của các Startup Việt Nam ? anh có nghĩ các Startup cần có founder mảng tài chính bên cạnh Founder kỹ thuật và Founder sale marketing ?
    by kienvt 11:31 AM
  • A#9:

    Mr. Truong Nguyen

    Với kinh doanh, mỗi ngày là một câu chuyện mới. 70 tuổi vẫn có thể ít kinh nghiệm như người 27 tuổi. Vì thế,mặc dù kinh nghiệm có thể là quan trọng nhưng điểm cốt lõi nằm ở giá trị sản phẩm. Kinh nghiệm nhiều nhưng sản phẩm khó thành công, hoặc kinh nghiệm không phù hợp với sản phẩm thì con đường thành công sẽ rất xa. Nhiều startup không có nhiều kinh nghiệm nhưng với một sản phẩm tuyệt vời sẽ có thể đạt được nhiều bước tiến đáng nể. ( ví dụ như Yahoo, kinh nghiệm không thể giúp họ khi sản phẩm của họ không còn bắt kịp với thời đại)

    Thực tế,50% startup đến với IDG là rất trẻ, và hầu hết những con người như thế không có quá nhiều kinh nghiệm về quản lí. Tuy nhiên với sự quyết tâm theo đuổi đến cùng,họ vẫn có thể tạo những bước tiến rõ rệt. Điều tôi ấn tượng nhất là sự ĐAM MÊ và KIÊN ĐỊNH của những con người như vậy.
    by kienvt 11:30 AM
  • Q#9: Trong các dự án được IDG đầu tư có dự án nào do các Founder còn trẻ (dưới 27 tuổi) và ít kinh nghiệm thực hiện không ? Anh có thể chia sẻ lại những ấn tượng của mình về những start up trẻ tuổi này? Ngoài ra anh có lời khuyên nào cho những founder trẻ tuổi?
    by kienvt 11:29 AM
  • A#8:

    Mr. Truong Nguyen:

    Cách chuẩn bị bạn kế hoạch kinh doanh để gọi được vốn: Có nhiều template, người doanh nhân trước hết cần chủ động. Nhà đầu tư đã nhìn rất nhiều bản kinh doanh dù dày đến mấy trăm trang thì họ cũng chỉ cần 5-10p để hiểu. Họ sẽ đánh giá cao khi bản kế hoạch kinh doanh nói rõ về sản phẩm, thông số thị trường, khách hàng, mô hình kinh doanh, những số liệu chính xác.

    Yếu tố cơ bản đầu tiên các startup cần chú trọng trong bản kế hoạch kinh doanh: luôn là sản phẩm. Hai - thị trường. Thị trường của mình là gì, có khả năng kiếm tiền ở đâu. Mô hình kinh doanh là gì? Ước lượng thị trường.

    Yếu tố thứ tư là lượng hóa nó. Hầu hết lượng hóa của các startup là không chính xác. Mặc dù tính thì sẽ sai nhưng việc tính toán là vô cùng quan trọng để nhà đầu tư có thể nhìn ra điểm sai và có thể giúp bạn có những lời khuyên hợp lí. Nhà đầu tư sẽ giúp startups tìm ra những lỗi sai, số liệu nào cần chỉnh, nhưng đừng quá chi tiết. Hãy để điều đó vào buổi gặp thứ 2,3. Yếu tố thứ năm là con người,đội ngũ,họ bao gồm những ai và có khả năng như thế nào.

    Khi thuyết phục nhà đầu tư thì cần show ra những mỗi quan hệ lớn, có giá trị để tăng giá trị của bản thân: Đối với điều này, đó là một chuyện rất tốt nhưng vấn đề là mối quan hệ có đem lại giá trị không? Có phải là một yếu tố quan trọng khi tạo ra giá trị thành công hay không ? Rất nhiều TH mối quan hệ là rất tốt như nhiều startups có mạng lưới kính doanh, phân phối rất tốt. Mối quan hệ mang đến những lợi ích cụ thể như thế nào. Nhưng nhà đầu tư có thể biết mối quan hệ đó có thực mang đến lợi ích khi nghiên cứu.
    by kienvt 11:20 AM
  • Q#8: Cách chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh như thế nào để có thể raise fund? Có những yếu tố nào là quan trọng cần phải chú ý trong bản kế hoạch kinh doanh?

    câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Châu, Hà Nội
    by kienvt 11:08 AM
  • A#7:

    Mr. Truong Nguyen

    Tỉ lệ gọi vốn thành công thường rất thấp,do hai yếu tố.

    Thứ nhất, các ý tưởng luôn luôn sẵn có,vì vậy các startup đừng nghĩ rằng ý tưởng của mình là độc nhất.Cái quan trọng nhất là con người ( đây là nghệ thuật chứ không phải là khoa học). Nhà đầu tư sẽ sử dụng con mắt thứ ba để đánh giá con người và khả năng thành công của công ty.

    Yếu tố hai là đôi khi dự án không phù hợp với thị trường. Mặc dù các sản phẩm mà mô hình kinh doanh ổn định và chắc chắn nhưng không được đầu tư bởi vì các mô hình và sản phẩm này không có tính đột phá. Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng xếp nhất nhì trên thị trường hẹp của mình. Hãy nhớ rằng không được đầu tư không có nghĩa là công ty hay sản phẩm chưa tốt. Không phải dự án, con người tồi mà nhà đầu tư muốn tìm kiến những startup phù hợp. Startup đừng sợ tỷ lệ thấp, mà hãy tiếp cận để thử thách chính bản thân, sản phẩm của chính mình. Nếu không làm gì thì sẽ không có gì xảy ra.
    by kienvt 11:06 AM
  • Q#7: Tỷ lệ % gọi vốn thành công là bao nhiêu? IDG có hỗ trợ gì để tăng % tỷ lệ gọi vốn thành công đó?

    câu hỏi của bạn Trần Thị Huyền Trang, Đại học Hồng Bàng
    by kienvt 11:00 AM
  • A#6:

    Mr. Truong Nguyen

    Đặc điểm là trong ngành dotcom (công nghệ truyền thông) thì mối quan hệ giữa founder và nhà đầu tư là một mối quan hệ tối quan trọng. Phần lớn các mô hình thành công trên thế giới cần có sự góp mặt của nhà đầu tư,hiếm khi founder có thể tự lực cánh sinh từ đầu đến cuối. Điều này có nghĩa là quá trình đầu tư không chỉ diễn ra một lần mà diễn ra đến vài lần, đến cả giai đoạn lên sàn... Tính toán của doanh nghiệp khi chia sẻ cổ phần, mời đầu tư bao nhiêu đòi hỏi người founder phải tính toán kỹ, và vì thị trường luôn biến đổi rất nhanh nên bạn cần phải thật nhanh khi quyết định. Nếu bạn có sản phẩm không được đầu tư thì sản phẩm có thể là một sự lãng phí.

    Có hai xu hướng: một bên thì rất e dè chia sẻ với IDG,một bên coi IDG gần như là một founder thứ hai cùng chia sẻ mọi việc. Tỉ lệ có thể lên đến 50%,nhưng thường thì mức độ chỉ là tầm 30%. Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp chia sẻ thì IDG lại khuyên là không cần thiết phải chia sẻ nhiều đến thế.

    Các dotcom thành công không quan tâm đến số tiền mà quan tâm đến sản phẩm sẽ đem lại thành công gì trên thị trường. Nếu vòng đầu bạn hi sinh một lượng lớn cổ phần thì có thể vòng sau khi bạn đã ổn định bạn chỉ mất thêm một số cồ phần nho nhỏ. Lời khuyên của tôi là không có quá quan tâm đến con số,hãy chỉ lo lắng đến sản phẩm của mình.
    by kienvt 10:59 AM
  • Q#6: Lời khuyên về việc chia cổ phần cho các nhà đầu tư? Chia bao nhiêu % thì hợp lý? Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư rất kiên quyết đòi hỏi chia phần quá lớn trong miếng bánh lợi nhuận với start-up chưa đủ năng lực phân tích. Có nguyên tắc nào để startup bảo vệ bản thân và quyền lợi trong quan hệ với nhà đầu tư không? 

    câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Phúc
    by kienvt 10:52 AM
  • by kienvt 10:51 AM
  • A#5:

    Mr. Truong Nguyen

    Ví dụ về web raovat ( lấy traffic để bán quảng cáo hay thu phí người đăng tin). Sau nhiều cuộc tranh luận,cuối cùng raovat đã phát triển như ngày hôm nay. Từ traffic đến kiếm tiền là một quá trình dài cần có sự hỗ trợ của nhà đầu tư tới doanh nghiệp

    Một trường hợp khác là biến đổi hẳn mô hình kinh doanh, ví dụ một site lớn vốn kiếm tiền từ quảng cáo chuyển sang ecommerce khi có lượng người dùng trung thành. Đây là một quá trình biến đổi liên tục do sự tương tác của người doanh nhân với thị trường và sự tương tác của doanh nhân với nhà đầu tư để có thể tìm ra hướng đi hợp lí nhất,thống nhất cao.

    Một quyết định sai có thể sửa được, nhưng nhiều sai thì sẽ mất sản phẩm, mất thị trường. Các startup có thể thành công thì cần phải quá trình tương tác gắn bó dài lâu với nhà đầu tư.. Bài học : các startup đến với nhà đầu tư cùng một sản phẩm có tiềm năng, thế nhưng để khiến nó trở nên thành công cần có sự tương tác và gắn bó chặt chẽ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp.
    by kienvt 10:49 AM
  • Q#5: Hiện VC đánh giá thế nào về các dự án có thể mang lại lượng người dùng hàng tháng lớn nhưng lại chưa có hướng kiếm tiền rõ ràng (vd: các apps mạng xã hội, các trang reviews…) 
    câu hỏi của bạn Nguyễn Phương Lâm, Đại học Ngoại Thương
    by kienvt 10:44 AM
  • A#4:

    Mr. Truong Nguyen

    Startup ở gian đoạn sản phẩm chưa hoàn thiện mà được đầu tư tức là nhà đầu tư đã nhìn ra tiềm năng của sản phẩm,nhìn ra được để sản phẩm hoàn thiện và đưa ra thị trường cần mức đầu tư như thế nào. Vốn dĩ nhà đầu tư rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và họ dựa vào các tham số thị trường để biết khoảng đầu tư cần thiết cho startup trong giai đoạn đầu.
    Ví dụ: có hai trường hợp về sản phẩm :
    Sản phẩm chưa hoàn thiện (máy tìm kiếm, mạng xã hội): những sản phẩm như socbay,xalo,tamtay chưa hoàn thiện nhưng nhà đầu tư vẫn quyết định rót vốn vào,vì họ có khả năng và xác định rõ ràng thị trường của mình
    Trường hợp thứ hai là khi nhà đầu tư đã có tầm nhìn là sản phẩm đầu tư có khả năng thay đổi phù hợp ( các website về diễn đàn,ví dụ như yeuamnhac và webtretho,dần trở thành một platform về âm nhạc hay chăm sóc trẻ con.) Khi này IDG là người hỗ trợ để biến đổi các sản phẩm đầu tiên trở thành sản phẩm có giá trị lâu dài trên thị trường.
    by kienvt 10:41 AM
  • Q#4: Một start up ở những giai đoạn đầu tiên, lúc đó sản phẩm chưa hoàn thiện, thì làm sao định giá được công ty đó và phương án đầu tư như thế nào?
    by kienvt 10:40 AM
  • by kienvt 10:38 AM
  • A#3:

    Mr. Truong Nguyen:

    Trình tự thẩm định của IDG thường bao gồm ba bước chính

    Bước 1: Engaging (tiếp cận,tìm hiểu ban đầu)
    Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quyết định 60% khả năng gọi vốn thành công của doanh nghiệp vì nhà đầu tư thường chỉ mất 30' để biết doanh nhân này có làm được việc lớn hay không, sản phẩm có khả quan hay không. Quá trình này có thể đòi hỏi thời gian lên đến vài ba tháng, doanh nghiệp phải tìm đến nhà đầu tư, và có mức độ cởi mở nhất định với nhà đầu tư mà họ tìm đến. Thời gian này doanh nghiệp cần có thể thể hiện được bản thân và nhà đầu tư sẽ nêu ra một vài thay đổi cần có.

    Bước 2: Thẩm định
    Khi nhà đầu tư xác định đây là một doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư, ta sẽ đến bước thứ 2. Nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu một loạt các thông tin để hiện tại và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp và khớp nhau hay không (3 tháng)

    Bước 3: Đàm phán đầu tư (1-3 tháng)
    Đưa ra các điều kiện ,điều khoản. Hai bên có sự trao đổi để đưa ra các hợp đồng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đây là lúc startup gặp gỡ với nhiều khái niệm mới. Vì vậy có thể nói đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Họ sẽ biết được nhà đầu tư mong muốn gì, và bản thân họ có thể phát triển như thế nào với sự giúp đỡ của nhà đầu tư.

    Sau đó sẽ là giai đoạn quản lí đầu tư. Vậy 1 startup để nhận được đầu tư từ đầu đến lúc có hợp đồng sẽ mất khoảng 6 tháng,thậm chí có trường hợp lên đến cả năm vì đòi hỏi nhiều thay đổi vừa sửa chữa.
    by kienvt 10:37 AM
  • Q#3: Trình tự thẩm định một dự án của IDGs sẽ diễn ra như thế nào ? Thường nó sẽ kéo dài trong bao lâu?
    by kienvt 10:31 AM
  • A#2:

    Mr. Truong Nguyen:

    Cần nhìn vào nhà đầu tư muốn gì (founder và sản phẩm). Đó là hai yếu tố quan trọng đầu tiên mà nhà đầu tư nhìn vào. Như vậy, đối với startup,điều đầu tiên là cần có sự chắc chắn trong sản phẩm,định nghĩa và định hướng được thị trường,cách tiếp cận. Nhìn ra được sản phẩm dùng để làm gì,cho ai. Hiểu rõ về sản phẩm là điều quan trọng nhất.

    Về mặt con người, lời khuyên là đến với đúng bản năng của mình,không nên cố gồng lên thể hiện mình là một con người nào đó khác. Chính bản năng,bản lĩnh của founder là cái nhà đầu tư nhìn vào để biết công ty có khả năng đi xa được hay không, và đó chính là điều thuyết phục nhà đầu tư. Đối với riêng anh Trường, anh đánh giá rất cao những người luôn là chính mình, như anh Nguyễn Ngọc Điệp CEO Vật giá. Anh Điệp đã đến với bản báo cáo tài chính với những tham số là tiếng nhật khi trình bày với các ventor người Mỹ, cách thức bản năng nhưng gây ấn tượng với nhà đầu tư. Khi đến tham quan môi trường làm việc của Vật giá, anh Trường thấy một căn nhà phố cổ chật hẹp chỉ hơn 10m2 nhưng được tận dụng làm việc cật lực với sự say mê của hơn 30 con người,họ thậm chí còn chẳng quan tâm đến nhà đầu tư đang đến quan sát họ. Một leader có khả năng truyền cảm hứng và một đội ngũ như vậy thực sự là điều ấn tượng nhà đầu tư.

    Một yếu tố khác gây ấn tượng cho các nhà đầu tư là sự kiên trì. Hầu hết các startup thể hiện sự kiên định cao gây ấn tượng cho nhà đầu tư ( ví dụ EP,báo mới??, mất gần hai năm trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư: làm thế nào kiếm được nhiều khách hàng,traffic, giá trị cốt lõi...). Một điểm cần lưu ý với startup là đi theo bản năng,nhưng không đi một cách mù quáng, và phải minh chứng được bản năng của mình đang đi đúng hướng. Vì thị trường Việt Nam còn mới nên hãy yên tâm là còn nhiều cơ hội đến với các startup. Hãy quan tâm đến các mô hình kinh doanh phù hợp với thị trường,đó là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này.
    by kienvt 10:30 AM
  • Q#2: Làm sao để thu hút được nhà đầu tư? Anh Trường có thể chia sẻ lại những start up đã từng gây ấn tượng với anh, và cách họ gây ấn tượng với anh như thế nào?
    by kienvt 10:18 AM
  • A#1: Mr. Truong Nguyen:

    Startup thường có một số lỗi cơ bản khi gọi vốn như:
    Lỗi thứ nhất: Các bạn thường đến với tâm thế mình có cả thế giới, coi sản phẩm của mình có thể làm mọi việc, xây dựng một hệ sinh thái vững chắc và xử lý nhiều việc lớn lao. Nhưng cái quan trọng của việc thành công là phải định nghĩa lại thế giới.

    Lỗi thứ hai là không quan tâm đến thế giới nghĩ gì. Không biết liệu thế giới có cần sản phẩm hay không.

    Lỗi thứ ba là sáng tạo lại bánh xe, đưa ra các sản phẩm và mô hình thiếu tính mới và sáng tạo. Mặc dù thực tế không đòi hỏi các mô hình thực sự mới nhưng luôn cần có nét sáng tạo và định hướng mới

    Lỗi thứ tư thì lại là các startup quá mới dẫn đến trường hợp thậm chí còn không khả thi, khó có thể kiệm nghiệm và thuyết phục.

    Lời khuyên đưa ra là cần lùi lại và nhìn lại các sản phẩm của mình,thực sự nhìn nhận xem bản thân có cái gì và không có cái gì, không nên quá đắm đuối với sản phẩm của mình. Cũng không nên quá hốt hoáng khi nhận ra bản thân còn nhiều thiếu sót. Cái quan trọng là có sự tự tin, và dám thể hiện những gì mình có với nhà đầu tư. Cần nhìn nhận lại bản thân kĩ lưỡng trước khi tiếp cận nhà đầu tư.
    by kienvt 10:15 AM
  • Q#1: Khi start up đến gọi vốn, những lỗi nào các start up hay gặp phải nhất? Anh Trường có lời khuyên gì cho start up trước khi đến gọi vốn?

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

QUỸ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM : NHIỀU CƠ HỘI CHO NHÀ DOANH NGHIỆP TRẺ


Ông Nguyễn Hồng Trường
Ventures Việt Nam (IDGVV) là quỹ đầu tư mạo hiểm quản lý số vốn 100 triệu đô-la Mỹ, tập trung vào các công ty có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông. Từ tháng 8-2004 đến nay, IDGVV đã đầu tư vào các công ty công nghệ có triển vọng hàng đầu Việt Nam như VinaGame, VietnamWorks, iSphere... Ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc Phát triển kinh doanh và công nghệ của IDGVV, “người quen” của các bạn trẻ yêu thích kinh doanh qua chương trình “Làm giàu không khó” trên VTV, cho biết thêm về quỹ đầu tư này.
TBVTSG : Điều kiện để xem xét đầu tư mạo hiểm là gì ? - Có ba điều kiện chính, tạm gọi là 3P. Thứ nhất là People (con người). Người vận hành dự án phải giỏi, có tầm nhìn, hiểu biết công nghệ trong kỷ nguyên số, có tố chất và khả năng thực hiện được ý tưởng. Thứ hai là Product (sản phẩm). Sản phẩm hoặc dịch vụ đưa ra cần phải được thị trường chấp nhận, có ưu thế cạnh tranh rõ rệt. Thứ ba là Plan (kế hoạch). Kế hoạch kinh doanh phải khả thi, có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường. Kế hoạch cũng cần được thay đổi kịp thời để đáp ứng những tình huống mới.
Thời gian mà IDGVV muốn thu hồi vốn sau khi đã đầu tư vào dự án là bao nhiêu năm? 
- Thông thường, thời gian cần thiết để phát triển công ty và thu hồi vốn cho nhà đầu tư chiến lược như IDGVV sẽ nằm trong khoảng 5-7 năm. Trong những trường hợp đầu tư thành công nhanh, IDGVV có thể thu hồi được vốn chỉ sau 2-3 năm.
IDGVV có hỗ trợ gì thêm cho doanh nghiệp sau khi rót vốn không ? 
- Với vai trò nhà đầu tư chiến lược, IDGVV có rất nhiều phương thức hỗ trợ doanh nghiệp được rót vốn như : Phát triển các quan hệ đối tác chiến lược, cung cấp thông tin thị trường ; hỗ trợ về quản lý, luật pháp, truyền thông/PR ; kết nối và giới thiệu các nhân sự cao cấp ; tăng cường đòn bẩy tài chính ; kết nối và chia sẻ thị trường với các công ty thành viên do IDG Ventures đầu tư ở trong và ngoài Việt Nam, cũng như hỗ trợ phát triển kinh doanh ra khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Có dự án nào của các bạn trẻ hoặc các bạn sinh viên mới ra trường, được IDGVV xem xét đầu tư chưa, thưa ông ? 
- Có trường hợp sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường nhưng dự án tốt thì vẫn được IDGVV xem xét đầu tư. Ví dụ như trường hợp của công ty PeaceSoft.
Ông có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ, các bạn sinh viên có “máu” kinh doanh và muốn tự mình xây dựng sự nghiệp ? 
- Có rất nhiều trường hợp kinh doanh thành công, nổi tiếng trên thế giới được khởi sự từ những nhà sáng lập là sinh viên như Microsoft, Yahoo, Google hoặc những người còn rất trẻ như HP, Dell, YouTube, hay ở quy mô nhỏ hơn như một sáng tạo kinh doanh rất đáng chú ý gần đây là trang Milliondollar- homepage của một sinh viên người Anh. Trong thời đại số, nhiều doanh nhân Việt Nam cũng sẽ thành công từ hồi còn rất trẻ như vậy. Lời khuyên của tôi là sinh viên nên tập trung vào khả năng sáng tạo, cố gắng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cộng đồng người dùng các phương tiện truyền thông mới như Internet và mobile. Nên phát triển các kế hoạch kinh doanh hướng vào giới trẻ. Không nên chỉ rập khuôn, sao chép một mô hình ở đâu đó trên thế giới rồi đem về Việt Nam.
Ông đánh giá cao điểm gì nhất ở các bạn trẻ, những nhà doanh nghiệp tương lai ? 
- Các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều vốn thì cần phát huy sức sáng tạo, lòng nhiệt huyết, không ngừng học hỏi, tích lũy các kinh nghiệm sống. Và hơn hết là tinh thần đam mê, dám “sống chết” với dự án của mình, đeo đuổi đến cùng mục tiêu, tìm cho bằng được cách giải quyết vấn đề.
Khi đã có ý tưởng thì cần tiến hành những bước gì tiếp theo để dự án có nhiều cơ hội được IDGVV đầu tư ? Đa số các bạn trẻ thường thiếu kinh nghiệm trong việc soạn thảo một kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, IDGVV có hỗ trợ gì trong việc này không ? 
- Để mô hình kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ của bạn có nhiều cơ hội hơn trước con mắt của một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chính bạn phải tự mình đi những bước đầu tiên của mình. Phải tự mình bỏ ra chi phí để thử nghiệm sản phẩm, kiểm tra công nghệ, không nên đến gặp nhà đầu tư chỉ với ý tưởng trong đầu mà thôi. Cần làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào tính khả thi của sản phẩm hay dịch vụ của bạn, chứ không thể thuyết phục nhà đầu tư chỉ bằng lời nói.
Cũng đừng quá lo lắng đến việc xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, quan trọng là sản phẩm của bạn phải có sức sống.
Cuối cùng, các bạn trẻ đam mê kinh doanh, muốn khởi nghiệp có thể mang ý tưởng, mô hình kinh doanh của mình đến gặp ông chứ ? 
- Các bạn có thể chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh sơ bộ rồi đến gặp trực tiếp tôi hoặc các chuyên viên đầu tư của IDGVV.

Startup Day: Nợ chuyển đổi là gì và nó hoạt động như thế nào?


Bài nói này đến từ Chris Hurley của công ty luật Beacon Law mang tới những thông tin cơ bản về Convertible debt (nợ có thể chuyển đổi). Vậy chúng là gì, và được cấu trúc như thế nào?

GeekWire's Startup Day được tổ chức vào thứ Bảy ngày 22/09/2012 tại Meydenbauer Center ở Bellevue với sự tham gia của các doanh nhân, trong số đó có CEO của Box là Aaron Levie, CEO của Zulily là Darrell Cavens và còn rất nhiều người có tầm ảnh hưởng nữa. Đây sẽ là một ngày mang tới nhiều thông tin quý giá và tràn đầy cảm hứng cho những ai đang có dự định khởi nghiệp.
Startup Day đang tới gần và những gì chúng tôi muốn là làm nổi bật một số bài nói chuyện thú vị trước đây. Bài nói này đến từ Chris Hurley của công ty luật Beacon Law mang tới những thông tin cơ bản về Convertible debt (nợ có thể chuyển đổi). Vậy chúng là gì, và được cấu trúc như thế nào?
Chris Hurley

Những khó khăn trong việc huy động vốn tại Seatle đã được đề cập từ lâu, và những khó khăn này gần đây lại nổi lên khi nhà phân tích Startup Tony Wright đã quyết định rời Seatle để tới thung lũng Silicon để nhận được những điều kiện tốt hơn. Những hiểu biết về các lựa chọn và cơ chế hoạt động của nó sẽ giúp bạn vượt qua các công đoạn vay vốn rất tốn thời gian và bạn sẽ có thể dành thời gian đó cho công việc xây dựng công ty của mình.

Dưới đây là một vài chú ý từ bài nói:

  • Nợ có thể chuyển đổi, đơn giản, nó vẫn là nợ: "Nó là một dạng lai giữa vốn chủ sở hữu và nợ, và nó vẫn sẽ là nợ cho đến khi được chuyển đổi. Điều đó có nghĩa nó vẫn là nợ nên sẽ phải trả nợ. Có một ngày đáo hạn và nếu bạn không chuyển đổi nó thông qua các  tiêu chuẩn buộc chuyển đổi, hoặc nhà đầu tư không chọn chuyển đổi, bạn vẫn sẽ là chủ sở hữu.

  • Nó có khả năng chuyển đổi sang vốn chủ sở hữu: " Convertible debt có thể chuyển đổi sang vốn chủ sở hữu, nhưng là loại vốn chủ sở hữu nào? Thông thường nó sẽ chuyển đổi thành chứng khoán cổ phần. Sẽ có một vài lượng nhỏ nhất chuyển đổi tự động sang cổ phiếu ưu đãi loại A khi công ty có ít nhất, ví dụ là 750,000 đô cổ phiếu ưu đãi. Trong ví dụ này, nhà đầu tư bị bắt buộc phải chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi loại A một khi công ty huy động được 750,000 đô trong vòng Series A. Nếu bạn không đạt tới mức chuyển đổi tự động 750,000, nó vẫn giữ nguyên là nợ. khi được chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi loại A, thông thường cổ phiếu sẽ giữ nguyên những điều khoản và mức giá giống như khi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào vòng Series A. Một khi convertible debt được chuyển sang cổ phần, sẽ có sự thay đổi trong bảng cân đối kết toán của bạn: số nợ bên cột tiền phải trả sẽ được chuyển sang cột tài sản bên phải trong mục vốn cổ phần và vốn chủ sở hữu.

  • Convertible debt nhìn vào giống như đầu tư vốn chủ sở hữu: " Nợ chuyển đổi, đứng từ quan điểm của nhà đẩu tư, thực sự là một khoản đầu tư cổ phần. Họ không hy vọng đơn giản là lấy lại tiền cho vay kèm them một ít lời lãi, cái họ muốn là nhận được là lợi ích của những người giữ vốn chủ sở hữu. Ban đầu gọi là nợ sẽ khiến họ thấy thoải mái vì họ vẫn nắm đằng chuôi cho đến khi bạn hoàn thành trọn vẹn vòng gọi vốn.  Họ không muốn là "đồng tiền đi trước" từ vòng đầu và sau đó chấp nhận rút khỏi dự án đầu tư khi công ty không huy động đủ tiền và buộc phải ra khỏi cuộc chơi."

  • Nó làm lợi cho các doanh nhân: "Bạn từng nghe rất nhiều thứ như "Nợ chuyển đổi đã chiến thắng trong một cuộc tranh luận lớn và nó sẽ trở thành xu thế." Tôi cho rằng một số là thổi phồng quá mức bởi không có một giải pháp nào là phù hợp với tất cả các tình huống. Từ quan điểm của công ty, chuyển đổi nợ là rất hấp dẫn miễn là bạn tránh một số vấn đề và tình huống có thể nảy sinh. Nói chung, tại sao nó hấp dẫn các công ty? Bạn có tiền và số tiền ấy là vốn cho hoạt động của công ty, và nếu bạn làm những gì bạn dự định và thành công với chúng, giá trị công ty chắc chắn sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa giá mỗi một cổ phiếu chuyển đổi tăng lên thì mỗi một đô la bạn bỏ ra để đẩu tư sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận cao hơn.

  • Khi nào thì nợ chuyển đổi là thích hợp? "Nó thích hợp tại chính thời điểm bạn bắt đầu đi ra khỏi cổng và tiếp cận với bạn bè, gia đình, những người đặt cược vào bạn nhiều hơn cả những cơ hội thật sự. Thời điểm thích hợp thứ hai là khi bạn chỉ cơ bản tài trợ cho một dự án có nền tảng rõ ràng. Nó có thể là khi bạn chuẩn bị gặp một khách hàng lớn trong vòng 2-3 tháng. Tất nhiên sẽ có một ít rủi ro về việc khoản đầu tư của bạn nhưng phải cần 2-3 tháng để có câu trả lời chắc chắn. Ngoài ra, khi các hợp đồng của công ty đang hot và bạn có nhiều nhu cầu đầu tư vào nó, đương nhiên là bạn sẽ sử dụng các hợp đồng về nợ chuyển đổi, trừ khi bạn tung ra quá nhiều người kích thích vốn đầu tư, thành ra tổng chi phí quá thấp, hoặc bạn đặt quá nhiều giới hạn giá, khiến giá không phù hợp với thị trường tự do và can thiệp vào việc định giá trong lần huy động cổ phần tiếp theo. Hãy nhớ, một điều quan trọng khi bạn sử dụng nợ chuyển đổi là bạn có thể bỏ qua những câu hỏi về định giá. Nếu bạn không định giá ngay bây giờ, bạn sẽ định giá sau khi bạn đánh giá xem nó có đáng nhiều tiền hơn không.

No money - no talk


Sáng 19/10/2012, tại tòa nhà 51 Lê Đại Hành đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Vision – Tầm nhìn” với diễn giả khách mời là anh Nguyễn Ngọc Điệp – Founder & CEO Vatgia.
“Vision” là chủ đề đầu tiên trong chuỗi 6 chủ đề của Khóa học trực tuyến miễn phí “Khởi nghiệp cùng các CEO công nghệ hàng đầu Việt Nam” do Topica Founder Institute cùng InfoDev ( Worldbank) và Savvi tổ chức dành cho các những cá nhân đang mong muốn và có ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.
Rất nhiều câu hỏi hay đã được gửi đến Ban tổ chức trước, trong và sau buổi giao lưu. Sau đây xin đăng tải những câu hỏi chọn lọc đã được anh Nguyễn Ngọc Điệp trả lời trong khuôn khổ cho phép của khóa học.
1. Theo anh Điệp, Vision ở đây phải hiểu là Sứ mệnh trọn đời (Mission) của một tổ chức hay là Mục tiêu dài hạn (Long-term Goal)? – Nhiều người hỏi.
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Vision giống như ngôi sao trên bầu trời, có thể mãi mãi không bao giờ đạt đến được nhưng cả tổ chức hướng theo ngôi sao dẫn đường đó. Mission là những ngọn núi trước mắt. Trên đường đi sẽ gặp nhiều ngọn núi cao thấp mà doanh nghiệp cần vượt qua.
Core value giống như cách mà mỗi người xử lý khi gặp trời mưa, trời bão – hàng ngày mình đối xử, ứng xử như thế nào . Khi những con người rất khác nhau cùng làm việc – cần có điểm chung và những nguyên tắc kết nối họ lại – thì đó là core value . Tất cả giá trị có thể thay đổi được trừ giá trị cốt lõi, nếu không thì sẽ không còn bản sắc của doanh nghiệp nữa.
Chiến lược là kế hoạch: tháng này vượt qua ngọn núi này, tháng sau vượt qua ngọn núi sau, đi bao lâu, như thế nào. Chiến thuật là cách đối phó như thế nào đối với từng tình huống cụ thể.
Đối với Vật Giá: Vision của Vật Giá là tạo ra cuộc sống tuyệt vời hơn qua internet. Nếu chỉ tốt làng nhàng là không đủ, con người phải cảm thấy thích thú và hạnh phúc. Đó là tuyệt vời. Cuộc sống, tuyệt vời và internet. Với Vật Giá, cái gì phải đạt đến độ xuất sắc thì mới làm. Trong đó, thương mại điện tử, sàn giao dịch, logistic, nội dung số… là các mission – những ngọn núi mà Vật Giá phải vượt qua”.
2. Vision là 1 cái gì đó chưa xảy ra, vậy làm thế nào để 1 start-up có thể biết được vision của mình đưa ra là hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại cũng như trong tương lai? Và làm sao để phân biệt vision với một ước mơ viển vông của tuổi trẻ? – Nguyễn Minh Bảo – Hotel Nikko Saigon.
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Thị trường cần gì thì mình cung cấp cái đó. Trong thời gian đầu tiên, điều quan trọng nhất là có tiền đủ dư ít nhất 1 năm. Sống được thì hẵng tính đến vision.
Vision là dường như không bao giờ đạt được. Cũng có khi đạt đến được nhưng trong hầu hết trường hợp, đó là động lực để doanh nghiệp tiến bước. Để biết vision có hợp lý hay không, không thể qua 1 hay 2 ngày để biết được. Phải kiểm chứng bằng lịch sử đã diễn ra ở các nước khác đã phát triển trước chúng ta để hình dung hướng đi của mình sẽ diễn ra như thế nào. Tiếp đó là kiểm chứng tính thực tế của nó ở thị trường Việt Nam.
Liên tục phải thử, đổi, sửa mới có thể tìm ra vision thích hợp. Phải làm thật, đừng nói suông, nếu không sẽ không ăn thua. Vision với ước mơ viển vông của tuổi trẻ nó khác nhau không nằm ở câu chữ mà ở người thực hiện. Người đó có đủ trình độ và ý chí không. Ví dụ như Microsoft, chỉ có thể là Bill Gates mới khiến nó không chỉ là một ước mơ viển vông”.
3. Khi startup thì có cần tìm người cùng tầm nhìn ko? Hay qua quá trình làm việc sẽ truyền tầm nhìn của mình với đồng đội và nhân viên ? Làm sao để truyền được tầm nhìn của founder vào người đồng hành. – Anh Đặng Thanh Tùng – CEO cty truyền thông & Marketing NEPO
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Có được người cùng tầm nhìn thì thật tuyệt, nhưng không có thì cũng không sao cả. Tìm người có thể chia sẻ chí hướng tất nhiên không đơn giản.
Khi mới startup, mình chia sẻ hoài bão với chừng 20, 30 người, họ đều cười hoặc lo lắng cho mình, không tin ở mình. Khi mình đang không có cái gì, người đến với mình trước là quan trọng. Mình phải lo cho họ cơm ăn áo mặc và chỉ ra con đường sáng.
Nhiều người không cần biết tầm nhìn là gì, đơn giản là có tiền sinh sống, cho gia đình, nuôi con cái. Tuy nhiên 1 người leader trong doanh nghiệp cần có một số “dũng tướng” – cùng có chí lớn nâng đỡ cùng mình. Để thu hút họ, mình phải thuyết phục được họ. Khi mình chưa có thành tích thực tế gì, mình khó có thể tạo niềm tin và cũng không đủ tiền trả cho những nhân lực đắt giá. Khi cùng với 1 team bình thường tạo ra kỳ tích, anh sẽ thu hút được dũng tướng về với mình.
Trong quá trình làm việc, cần phải luôn đem đến sự mới lạ thú vị hàng ngày bằng những cách làm việc mới, sáng tạo, hiệu quả cũng như quan tâm đến nhân viên để nó ngấm dần vào ekip, tạo niềm tin và kích thích hứng thú làm việc. Thậm chí, nếu không thể “chăm sóc” tất cả mọi người, thì phải tạo ra và chăm sóc một số tấm gương trong công ty để mọi người nhìn theo và tin rằng, nếu họ làm việc hết sức thì sẽ được trân trọng xứng đáng”.
4. Nhà đầu tư có thực sự quan tâm đến vision của một start up? – Nhiều người hỏi.
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Đương nhiên họ sẽ quan tâm. Giả dụ nếu bạn đầu tư vào cờ bạc ở Việt Nam hay phát triển khoa học vũ trụ ở VN thì ai đầu tư cho bạn?
Nhưng đấy chỉ là yếu tố “cần”. Yếu tố “đủ” là năng lực của leader, khả năng tập hợp nhân lực, những nhân lực thậm chí giỏi hơn leader để tạo ra tập thể xuất sắc có khả năng hiện thực hóa vision”.
5. Cách thức hoạt động để xây dựng chiến lược?
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Cách thức hoạt động có thể nói là giá trị cốt lõi.
Thứ nhất: Không bao giờ được thỏa mãn với bản thân
Luôn luôn phải nghĩ làm sao để mỗi ngày/ mỗi lần có điều gì đó hơn với hôm trước/ lần trước: tốc độ, chất lượng, quy mô… Thậm chí từng câu chuyện cười người leader kể với nhân viên phải thú vị hơn đôi chút. Chính động lực không bao giờ thỏa mãn là bí quyết của mọi công ty vĩ đại. Cải tiến liên tục -nhất là những doanh nghiệp công nghệ.
Thứ hai: Tôn trọng và quan tâm đến từng cá nhân
Muốn đi với nhau và thực hiện vision tốt mà hàng ngày chỉ biết quan tâm đến mình thì tự nhiên sẽ làm không khí làm việc tẻ nhạt và ô hợp. “Quan tâm” bao gồm: hỏi han nhau, chia sẻ với nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hay chỉ là chút quà, cái thiệp trong ngày sinh nhật… Những điều rất nhỏ tạo ra cảm giác của người nhân viên rằng đang được sống và làm việc trong một tập thể. Con người có cảm xúc chứ không như máy, luôn cần được quan tâm, được khăng định sự đóng góp, được “nịnh”. Người không đoàn kết làm việc thì máy móc cũng vứt hết.
Thứ ba: Khách hàng là ông chủ duy nhất.
Phải quan tâm đến khách hàng và tạo ra giá trị cho khách hàng. Bên cạnh đó, trong công ty, ông chủ duy nhất là khách hàng, mọi công việc đều hướng đếp đáp ứng khách hàng. Phải tạo ra sự dung hòa giữa leader và mọi người, không ai là chủ-tớ mà cùng làm việc vì ước mơ chung. Thể hiện sự công bằng trong công việc. Ai trách nhiệm hơn thì có nhiều quyền hơn.
6. Anh có đọc rất nhiều sách và có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư, nhiều chủ doanh nghiệp khác, anh đánh giá tầm nhìn của các doanh nhân Việt Nam và các doanh nhân các nước khác trong lĩnh vực dotcom nói riêng và khởi nghiệp nói chung như thế nào? – Phạm Tuấn Long_3Hsoft
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
Trong dotcom chỉ có 2 thái cực: 1 là Mỹ và 2 là các nước theo Mỹ. Mỹ là một đế chế công nghệ khó nước nào bì kịp.
Một là điều kiện thiên nhiên, tài nguyên, rộng lớn và có khí hậu tuyệt vời – Silicon, cái nôi của ngành công nghệ Mỹ là một nơi tuyệt vời về mọi mặt. Hai là Chính phủ Mỹ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp của họ, tạo ra nguồn lực thúc đẩy vô cùng mạnh mẽ cho nhân tài phát triển. 3. Là “Hợp chủng quốc”, Mỹ thu hút nhân tài nước ngoài rất cao tay. Google, Apple và Amazon đều có leader đều là người gốc ngoại. Mỹ rất trân trọng những nguồn lực này. Bốn là ngành công nghệ của Mỹ được hỗ trợ cực kỳ tốt về cơ sở hạ tầng: cầu cảng, kho vận, đường xá, ngân hàng, các kênh TV,… -> Internet đứng trên vai của những người khổng lồ và những đầu óc thiên tài nên nó phát triển rực rỡ. Còn Việt Nam? Chưa có bờ vai nào để nâng đỡ. Về giáo dục, hệ thống ngân hàng, giao thông … Đừng nên so sánh, sẽ là khập khiễng giữa Việt Nam và Mỹ”.
7. Vật Giá đã từng thay đổi Vision chưa? Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất lên sự thay đổi tầm nhìn của anh trong những năm qua?
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Thay đổi nhiều. Nếu Vật Giá chỉ kinh doanh như định hướng ban đầu, sẽ bị giới hạn rất nhiều, còn nhiều mảng giáo dục, giải trí… rất cần khai thác. Tầm nhìn phải thúc đẩy cho doanh nghiệp phát triển, khi nó bắt đầu bó hẹp và hạn chế phát triển thì lập tức cần phải thay đổi tầm nhìn.
Tôi thường học Google, Apple và Amazon. Những đại gia lớn nhất trong ngành của mình là những nguồn có nhiều điều để học hỏi nhất.
3 người có ảnh hưởng nhất đối với tôi: Sam Walton – Người sáng lập tập đoàn Walmart. Steve Jobs – kết hợp công nghệ và nghệ thuật. Và người thứ 3 không phải doanh nhân mà là ông Dale Carnegie – Người viết cuốn Đắc nhân tâm.
Ở Việt Nam, thì tôi bị ảnh hưởng bởi giám đốc cũ của tôi – Một nữ giám đốc rất giỏi. Về cách ngoại giao, tạo tinh thần nhân viên, cách sale… tôi đã học được rất nhiều nhờ ở bên cạnh một vị sếp như vậy. Cũng là một ví dụ cho các bạn: nếu có chí lớn, nên hi sinh dù lương ít để được ở bên cạnh, học hỏi từ những vị sếp tuyệt vời”.
8. Thường thì sẽ mất cần mất nhiều thời gian để hiện thực được tầm nhìn. Giai đoạn khó khăn của start up thì có thể kéo dài từ một cho đến vài năm. Anh Điệp có thẻ chia sẻ kinh nghiệm giữ niềm tin cho anh em để anh em ko bị chán nản trong giai đoạn này?. – Vũ Thanh Hải
Nguyễn Ngọc Điệp:
“Khi bạn chưa có gì, người ở lại bên bạn có 2 trường hợp: 1 là không có chỗ khác để đi, 2 là tin tưởng và chấp nhận con đường của bạn.
Với nhóm số 2, bạn nên share cổ phần với họ, đây là những “dũng tướng” của bạn. Với nhóm người 1: cung cấp cho họ điều kiện sống, hướng dẫn và truyền cảm hứng cho họ hàng ngày. Mỗi ý tưởng đưa đến cho người nhóm 1 sẽ dần nâng họ lên và khiến họ kết lại với mình. Đồng thời chia sẻ, quan tâm tới họ, và truyền tới họ những câu chuyện kỳ tích khởi nghiệp trên thế giới để động viên họ, để khiến họ tin tưởng vào bạn.
Mỗi cá nhân có những nhu cầu khác nhau, mà nếu đáp ứng được, bạn sẽ giữ được và khiến họ làm việc tốt nhất có thể. Vì vậy, một leader cần có nhiều gương mặt để thể hiện với từng nhóm, từng trường hợp khác nhau một cách tinh tế”.
9. Cách xây dựng văn hóa trong công ty?
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Theo định nghĩa của Tổng giám đốc IBM trong “Ai nói voi không thể khiêu vũ”: “Văn hóa của một doanh nghiệp không phải là một phần của cuộc chơi mà chính là cuộc chơi ấy”.
Văn hóa doanh nghiệp không phải là thứ cao siêu, mà là mình có trân trọng những người làm việc trong công ty không. Công ty như thế nào thể hiện ở bộ mặt, cá tính của leader cho đến sản phẩm của công ty đó”.
10. Tầm nhìn của anh về các xu hướng tmđt mới: social commerce, mobile commerce. những xu hướng này có khả thi tại VN ko và Vatgia định hướng có những sản phẩm này không? – Tom Pham
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Đương nhiên là khả thi vì thế giới đang hướng về social và mobile. Vấn đề chỉ là anh có theo được hay không vì muốn tồn tại, anh nhất định phải theo. Xu hướng bây giờ hoàn toàn là social hóa và mobile hóa. Câu hỏi này có lẽ hơi thừa, cái gì bắt buộc thì phải theo. Kẻ mạnh cũng chết mà kẻ thông minh nhất cũng chết. Kẻ biết thích nghi mới sống”.
11. Nếu set vision thuần về lợi nhuận (vd như kiếm thật nhiều tiền qua internet) thì sau này có gây ra bât lợi gì cho công việc doanh nghiệp như nhân sự, tài chính, marketing , sản phẩm hay cho việc đưa ra đường lối phát triển ko? – Ngô Ngọc Quân _ Đại học Bách Khoa?
Anh Nguyễn Ngọc Điệp:
“Có nhiều cách để kiếm tiền. Nhưng, như với Vật Giá, chúng tôi luôn tự nhắc phải mang đến niềm tự hào cho các thành viên về việc mình làm.
Phải định hướng: một là đi theo chính nghĩa. Thứ hai: Đúng thời cuộc. Thứ ba: nâng cao cuộc sống cho thành viên cũng như khách hàng, xã hội.
Theo tháp nhu cầu Maslow, đầu tiên phải sinh tồn được, thứ hai là an toàn, thứ ba được yêu thương. Cuối cùng là khẳng định bản thân mình. Ban đầu tiền không có thì tính gì? Như tôi đã nói, khi có đủ 1 năm tiền hẵng nghĩ vision. Ban đầu anh cũng thế, phải tìm mọi cách để công ty sinh tồn. Không chỉ mình và những người theo mình sinh tồn được. Nên nhớ: No money – No talk.
Đối với sinh viên muốn khởi nghiệp: Nếu bạn thực sự vượt trội, thì hẵng bỏ học để khởi nghiệp. Trình độ còn lùn, điều kiện không có (chúng ta đang không ở Mỹ) thì không nên học theo Mỹ. Tốt nhất là khi mình chưa đủ lực thì nên khiêm tốn đi học hỏi. Tìm một thần tượng thành công, đi theo người đó để phụ giúp và học hỏi. Hãy khôn và tỉnh táo, đừng viển vông”.
12. Vậy, anh Điệp còn điều gì muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp để chốt lại chủ đề Vision?
Anh Nguyễn Ngọc Điệp: “No money – No talk”. Chúc các bạn thành công.